Xe tải Trung Quốc nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam

Xe tải trở thành mặt hàng ô tô có lượng nhập khẩu nhiều nhất và Trung Quốc là thị trường chính xuất khẩu loại phương tiện này vào Việt Nam trong 7 tháng qua. Cạnh đó, với ưu thế từ việc phá giá đồng Nhân dân tệ dự báo lượng xe tải nhập Trung Quốc còn tiếp tục ồ ạt tràn vào Việt Nam.  

Do việc kiểm soát tải trọng xe chặt chẽ, xu hướng nhập khẩu
ô tô tải từ Trung Quốc đã xuất hiện từ cuối năm ngoài và duy trì liên tục trong những tháng qua. Lý do chính khiến ôtô tải nhập khẩu ở Trung Quốc tăng vọt được cho là bởi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2015-2018, có hiệu lực ngày 1-1-2015 đã áp dụng thuế suất ưu đãi cho mặt hàng này.
Trong khi đó, thị trường nhập khẩu ôtô chính của Việt Nam thời gian trước là Hàn Quốc đến nay đã rơi xuống vị trí thứ hai với hơn 11.970 chiếc, tương ứng với mức tăng 21,6% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng từ thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, lý do xe tải nhập về Việt Nam tăng đột biến, đặc biệt là từ Trung Quốc còn nguyên nhân, một phần từ sự tăng trưởng của nền kinh tế, nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng, một phần cũng do việc kiểm soát tải trọng xe chặt chẽ hơn khiến các doanh nghiệp vận tải phải tăng số xe để chở cùng lượng hàng hóa thay vì chở quá tải như trước đây.
Xem thêm: o t
Xe tải Trung Quóc chất lượng thấp ồ ạt vào Việt Nam - Autovina
Ví dụ, có doanh nghiệp trước đây sở hữu 10 xe tải có tải trọng từ 8-15 tấn, trong đó xe 8 tấn chở đến 16 tấn, nhưng nay bị siết chặt tải trọng nên phải mua thêm xe để đáp ứng nhu cầu vận chuyển. Một số ý kiến còn cho rằng, để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và tham lợi nhuận lớn, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đặt hàng nhà sản xuất từ Trung Quốc với giá thành rẻ nhất. Cùng với đó là cắt giảm tối đa mọi trang thiết bị, để giảm chi phí, nhằm hạ giá bán, cạnh tranh với các đối thủ.
Nhờ có ưu thế giá rẻ, hợp với khả năng chi trả của khách hàng, khấu hao nhanh, xe tải Trung Quốc là lựa chọn ưa chuộng. Nay đồng Nhân dân tệ giảm giá, càng khiến cho xe tải Trung Quốc xuất khẩu có điều kiện giảm giá và cạnh tranh mạnh. Trong 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu trên 18.000 xe ô tô từ Trung Quốc, tăng đến 204% so với cùng kỳ năm ngoái. Xe tải Trung Quốc nhập về đến Việt Nam rẻ hơn xe do Trường Hải sản xuất lắp ráp từ 5-15%, cho dù tỷ lệ nội địa hóa các dòng xe tải của công ty đã lên đến 30-40%. Còn nếu so với xe tải có xuất xứ Hàn Quốc, Nhật Bản thì xe Trung Quốc lại còn rẻ hơn nhiều.

Trên thị trường hiện nay, giá bán xe Trung Quốc chỉ bằng 2/3 so với xe Hàn Quốc, Nhật Bản. Chẳng hạn cùng là xe đầu kéo, có cấu hình tương đương nhau, nhưng xe nhập khẩu từ Trung Quốc có giá bán 1,1-1,2 tỷ đồng/chiếc, trong khi xe của Hàn Quốc lên tới 1,8 tỷ đồng. Những nguyên nhân trên đã vô tình “kích cầu” cho xe Trung Quốc bởi đây là khu vực có giá xe tải nhập ở mức hấp dẫn nhất.
Đà tăng trưởng đột biến về xe tải nhập tại Trung Quốc vô hình chung trở thành “búa tạ” đè nặng lên các doanh nghiệp trong nước khi còn đang loay hoay chưa kịp xoay sở với nhu cầu thị trường. Phải nói thêm rằng, trong khi xe du lịch đang yếu thế trước hàng nhập khẩu thì các doanh nghiệp lắp ráp trong nước vẫn có thế mạnh và sống được nhờ sản xuất xe tải.
Những doanh nghiệp trong nước như Trường Hải (Thaco), VEAM, Vinamotor đều có những sản phẩm chủ lực là xe tải với tỉ lệ nội địa hóa rất cao so với xe du lịch. Trong số này Thaco đang chiếm lĩnh thị trường với doanh số năm 2014 đạt 20.254 chiếc, tỉ lệ nội địa hóa trung bình 46%. Như vậy, thế mạnh của ngành công nghiệp lắp ráp ô tô trong nước đến từ xe tải nhưng ngay cả “miếng bánh” này cũng đang có nguy cơ bị lấy mất.

Cụ thể, năm 2015 nhu cầu thay thế các phương tiện cũ, hết niên hạn sử dụng theo quy định là 16.635 chiếc, chủ yếu vào xe tải và xe khách. Chính vì vậy mà công việc kinh doanh xe tải rất thuận lợi, đặc biệt là xe tải Trung Quốc bán ra nhiều chủ yếu qua đường bộ tại Lạng Sơn, Quảng Ninh và đường thủy Hải Phòng. Riêng tại Lạng Sơn, quý 1/2015, lượng xe tải nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc xấp xỉ 3.000 chiếc, tăng gần gấp 6 lần so với con số 527 chiếc cùng kỳ năm trước chủ yếu là xe tải nặng và trung bình, xe đầu kéo, xe chuyên dụng, thuộc các nhãn hiệu Dongfeng, Sinotruk, FAW, JAC, Chenglong.
Trước đó không lâu, Hiệp hội Cơ khí Việt Nam (VAMI) lên tiếng “kêu cứu” về tình trạng ô tô tải ngoại nhập khẩu nguyên chiếc, đặc biệt là những ô tô nhập từ Trung Quốc. Theo VAMI, xe tải Trung Quốc tràn lan vào Việt Nam gây ảnh hưởng đến ngành chế tạo cơ khí, sản xuất và lắp ráp xe tải trong nước và thất thu nguồn thuế lớn cho Nhà nước.
Xe tải Trung Quóc chất lượng thấp ồ ạt vào Việt Nam - Autovina
Tuy nhiên, đang có không ít lo ngại, xe Trung Quốc chất lượng thấp, nhập khẩu ngày càng nhiều vào Việt Nam. Giám đốc kỹ thuật một DN ô tô Việt Nam cho rằng, những thiết kế về gầm xe, trục kéo của nhiều mẫu xe tải Trung Quốc không hợp với đường sá Việt Nam nên nhanh hư hỏng. Cùng với đó nhiều DN chỉ tập trung vào bán hàng, không có dịch vụ cung cấp linh kiện thay thế chính hãng, cũng khiến chất lượng xe giảm nhanh.
Theo tin của Cục Đăng kiểm Việt Nam, thời gian qua đã phát hiện nhiều xe tải nhập khẩu từ Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn trong quá trình kiểm định. Có những trường hợp, cơ quan chức năng phát hiện động cơ xe không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật; thông số kỹ thuật của xe khác với trong hồ sơ; thậm chí, cùng một lô xe nhưng thông số kỹ thuật lại khác nhau… Không ít xe trong số đó đã bị yêu cầu tái xuất.

Một chuyên gia kinh tế cho biết giai đoạn bùng nổ về xe tải Trung Quốc sẽ không kéo dài. Dự kiến cuối năm thị trường sẽ quay về với giai đoạn bình ổn trước đây. Xu thế phát triển xe tải Trung Quốc chỉ nhất thời như xe máy Trung Quốc 10 năm trước. Các doanh nghiệp chỉ nghĩ đến việc mua về rồi bán mà không quan tâm đến dịch vụ đồng bộ thì khó có thể tồn tại. Doanh nghiệp nào biết định hướng, quan tâm tới dịch vụ hậu mãi, phân phối lắp ráp sẽ tồn tại, còn không thì sẽ bị thị trường tự đào thải.
Xem thêm: ô tô Cửu Long
 

Trả lời

Contact Me on Zalo
0986 388 885