Khó xử lý xe tải “rụt chân” để chở quá tải

Thời gian qua, trên địa bàn một số địa phương xuất hiện hình thức lách luật rất tinh vi. Theo đó, những loại xe tải 4 trục, 5 trục hoặc 6 trục được thiết kế 1 trục có thể nâng lên, hạ xuống. Khi lưu thông, họ nâng 1 trục lên đở đỡ tốn dầu, hại lốp, nhưng khi vào trạm kiểm soát tải trọng xe, lái xe lại hạ trục xuống, như vậy vẫn đủ tải trọng. Đây là cách lách luật rất tinh vi, cơ quan quản lý có giải pháp gì để xử lý, khắc phục tình trạng này… 
Sau khi một thời gian thực hiện việc xử lý xe quá khổ, quá tải trên cả nước, đã xuất hiện tình trạng đối phó, lách để vi phạm tải trọng xe một cách tinh vi. Theo đó, tại một địa phương xuất hiện những chiếc xe tải có thể nâng hạ được 1 trục bánh, chỉ hạ trục để đủ điều kiện đúng tải khi qua trạm kiểm soát tải trọng xe, sau đó lại nâng trục lên để bớt tiền dầu, hại lốp. Tuy nhiên để xử lý hành vi vi phạm này rất khó, bởi nếu không chụp được ảnh làm bằng chứng hoặc bắt quả tang, thì lực lượng chức năng sẽ rất khó xử lý được lái xe.
Theo quy định, với những chiếc xe tải 5 trục, tải trọng tối đa được pháp leu thông là 34 tấn. Với xe 6 trục, tải trọng tối đa là 48 tấn. Tuy nhiên, hiện trên địa bàn một số địa phương xuất hiện những chiếc xe có thể tự ý nâng, hạ 1 trục ở giữa để đỡ tốn dầu, hại lốp. Khi qua trạm kiểm soát tải trọng xe, lái xe hạ trục đó xuống. Như vậy, nếu xe 4 trục sẽ vi phạm tải trọng, nhưng 5 trục lại là xe chở đúng tải.
Như thừa nhận của một lái xe, họ biết việc chạy xe rụt chân để chở quá tải là vi phạm. Tuy nhiên, họ cũng chưa bao giờ bị phát hiện, xử lý vì chiêu lách luật này.
Anh Trần Minh Công cho biết: Thực tế, lốp nhiều chở này nó thừa. Vì thừa, xuống nó nặng tải chạy bì xe, tốn dầu. Nhưng mà anh em linh động hoặc qua kiểm tra lại thả chân xuống, có gì đâu.
Theo thống kế chưa đầy đủ của Cục Đăng kiểm Việt Nam, trên cả nước hiện có trên 1.000 xe tải loại 5 trục trong đó có 1 trục  có thể nâng hạ được. Đề cập việc đăng kiểm viên vẫn cấp chứng nhận đăng kiểm cho những phương tiện này, một cán bộ đăng kiểm cho rằng, đây là loại xe có một trục có thể nâng, hạ xuống theo thiết kế của nhà sản xuất cho phù hợp địa hình đường vùng núi hay những nơi địa hình xấu, bắt buộc xe phải nâng hoặc hạ một trục bánh để đi. Do vậy, khi đến đăng kiểm cũng cấp phép theo đúng quy định. Tuy nhiên, nếu xe chở hàng mà lại nhấc trục lên thì các trục còn lại sẽ bị quá tải, có hại cho tuổi thọ trục bánh xe, lốp xe.

o to cuu long
Một chiếc xe “co một chân” chạy trên đường với lỗi vi phạm quá tải từ 10-30% 

Những chiếc xe có thể tự nâng hạ trục mà chở không đúng tải trọng không đúng trên đường, gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng kiểm soát tải trọng xe, bởi chiêu ăn gian tải trọng xe này rất tinh vi, nếu không chụp được ảnh làm bằng chứng trên đường, hoặc bắt quả tang thì rất khó xử lý.
Ông Đỗ Xuân Chi, Phó trạm trưởng trạm cân tải trọng phương tiện tỉnh Ninh Bình cho biết: Anh em dừng xe lại bảo người ta chở 4 trục, thì lái xe người ta sẽ cãi là 5 trục, và phải cân cho người ta 5 trục thôi. Mình cũng không có hình ảnh gì, chỉ bằng con mắt thường rất khó cho anh em. Lúc chạy trên đường người ta chạy 4 chân thật nhưng khi vào cân người ta lại dùng 5 chân.
Tuy nhiên, qua theo dõi một số phương tiện hoạt động trên địa bàn, cuối tháng 6 vừa qua, lực lượng Thanh tra Sở GTVT Ninh Bình đã phát hiện và bắt quả tang hai xe tải BKS 26C-017.21 và xe tải BKS 26C-040.33 vi phạm lỗi chở quá tải từ 10-30%. Theo phản ánh của các tài xế, khi lấy xi măng tại một công ty đóng trên địa bàn đã cân tải trọng, khi đó tài xế thả đủ cả 5 trục bánh xe xuống. Tuy nhiên, khi lưu thông trên đường, tài xế các xe này đã tự động nhấc một trục bánh xe ở giữa lên và chỉ chạy bốn trục bánh xe. Theo ông Chi, khi phát hiện ra sự việc trên, lực lượng thanh tra giao thông đã bám theo và chụp lại hình ảnh của cả hai xe nói trên làm bằng chứng. Khi kiểm tra, đưa ra hình ảnh xe chạy rụt chân, lái xe mới thừa nhận việc “thả” đủ trục là để xe cân đủ tải trọng.
Và khi lực lượng chức năng còn đang loay hoay tìm biện pháp xử lý, thì nhiều lái xe tải khác cũng bắt đầu tính đến chuyện hoán cải cho chiếc xe của mình có thể nâng hạ trục. Để khắc phục điều này, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã tính đến việc chỉ kiểm định phương tiện tính số trục chạy thực tế trên đường. Chẳng hạn, với xe có 5 trục, nhưng có 1 trục có thể nhấc lên được thì cơ quan kiểm định sẽ chỉ tính tải trọng của 4 trục.
Thực tế cho thấy không chỉ riêng xe 5 trục mới có thể nâng hạ trục, mà những xe 3 trục, hay 6 trục cũng đều có thể nâng hạ trục khi chở hàng. Để xử lý được tình trạng này không hề đơn giản, vì phải có lực lượng thanh tra cơ động ghi hình lại hành vi vi phạm của họ. Tuy nhiên, điều này hầu hết các trạm kiểm soát tải trọng phương tiện trên cả nước chưa có.
Quan tâm: o to Cuu Long
 

Trả lời

Contact Me on Zalo
0986 388 885